8 ĐIỀU PHỤ NỮ CẦN TRAO ĐỔI VỚI BÁC SĨ TRƯỚC KHI MANG THAI

Phụ nữ cần làm gì để có một thai kỳ khỏe mạnh?

Đối với tất cả phụ nữ đang muốn có con, nên tham vấn và nghe theo lời khuyên của bác sĩ trước khi mang thai, điều này giúp giảm bớt nguy cơ của các vấn đề xuất hiện trong thai kỳ cũng như giảm nguy cơ cho bé sau sanh.

Bác sĩ có thể khuyến cáo chế độ ăn thích hợp và tránh các thói quen xấu có thể gây hại cho thai nhi. Ví dụ như: tiếp xúc với rượu và thuốc lá trong giai đoạn đầu của thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS). Bổ sung ít nhất 400mcg acid folic trước khi mang thai có thể giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh (NTDs) – một bất thường bẩm sinh ở não, cột sống thai nhi.

Hãy lên lịch tham vấn bác sĩ chuyên khoa sản phụ, họ có thể giúp bạn có một thai kỳ khỏe mạnh. Bác sĩ có thể khuyên bạn theo các bước sau:

Kế hoạch này bao gồm ý định của bạn và chồng về số con, thời điểm mang thai. Trao đổi những dự tính của bạn với bác sĩ có thể giúp bạn xác định các vấn đề có thể có trước khi thụ thai.

Acid folic là một loại vitamin nhóm B (B9). Acid folic giúp sản xuất và duy trì các tế bào mới. Acid folic đặc biệt quan trọng trong giai đoạn phân chia tế bào và trong giai đoạn phát triển nhanh như thời kỳ sơ sinh và trong thai kỳ.

Viện sức khỏe cộng đồng Hoa Kỳ đã khuyến cáo tất cả thai phụ và phụ nữ trong độ tuổi sinh sản (15 đến 44 tuổi) tại Mỹ nên bổ sung 0.4mg acid folic mỗi ngày để giảm nguy cơ tật chẻ cột sống hay các khuyết tật ống thần kinh khác. Mặc dù có 1 dạng khác (được gọi là folate) tồn tại trong nước cam, các loại rau lá xanh, nhưng folate không được hấp thu tốt như acid folic.

Các nghiên cứu cho thấy bổ sung acid folic 3 tháng trước khi có thai và 3 tháng sau khi thụ thai có thể giảm nguy cơ khuyết tật ống thần kinh, như tật chẻ đôi ống sống , tỷ lệ lên đến 70%

Hãy hỏi bác sĩ bạn có cần tiêm các loại vaccines gì không.

Vài loại vaccines có thể chích lúc mang thai, nhưng Rubella (sởi Đức) và thuỷ đậu phải chích trước khi có thai.

Nếu các vấn đề nội khoa như: đái tháo đường, tăng huyết áp, hen, động kinh, … được kiểm soát tốt trước và trong quá trình mang thai sẽ giảm được các nguy cơ sẩy thai, thai lưu cũng như các vấn đề sức khoẻ khác cho co của mình.
Các chất trên có thể làm gia tăng nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh, sinh non, rối loạn do rượu trên thai nhi, và khuyết tật ống thần kinh (NTDs).

Nếu bạn đang cố gắng bỏ thuốc lá, rượu, hoặc các chất gây nghiện khác và bạn cần giúp đỡ, hãy nói với bác sĩ của mình, có thể bạn cần các nhóm ủng hộ, động viên hoặc có thể cần tối các loại thuốc để có thể bỏ được thuốc lá

Béo phì có thể làm bạn khó có thai. Thừa cân hay béo phì có thể làm tăng nguy cơ biến chứng trong thai kỳ, như Tăng huyết áp, tiền sản giật, đái tháo đường thai kỳ, thai lưu, tăng khả năng mổ lấy thai.

Các nhà nghiên cứu của NICHD đã phát hiện ra rằng béo phì sẽ làm tăng nguy cơ thai bị tim bẩm sinh lên 15%.

Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra mối liên hệ giữa béo phì và khuyết tật ống thần kinh (NTDs).

Nên thảo luận với bác sĩ của bạn về cân nặng lý tưởng cho bản thân mình và cách để đạt được mức cân nặng đó.

Bác sĩ sẽ hỏi các thông tin về các bệnh lý di truyền trong gia đình bạn. Bạn có thể cần phải tham vấn với chuyên gia di truyền nếu đã xác định được chắc chắn gia đình bạn có bệnh lý di truyền tồn tại hoặc một thành viên trong gia đình có bất thường.

Sức khỏe tinh thần tốt nghĩa là bạn cảm thấy cuộc sống mình tốt đẹp và bạn biết được giá trị của bản thân mình. Đôi khi bạn sẽ cảm thấy lo lắng, buồn, căng thẳng, chuyện đó là tự nhiên. Tuy nhiên, nếu những cảm giác này không mất đi và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bạn, bạn nên tìm kiếm sự giúp đỡ trước khi mang thai. Trong quá trình mang thai, hormone thay đổi có thể làm cho bạn rơi vào trầm cảm. Phụ nữ bị trầm cảm có thể gặp rắc rối trong vấn đề ăn uống, ngủ, hoặc có thể tìm đến thuốc lá, rượu hoặc các chất gây nghiện, các chất này đều gây hại cho thai nhi.

  1. (2010). Healthy native babies: Workbook and toolkit.Retrieved May 23, 2012, from http://www.nichd.nih.gov/publications/pubs/Documents/healthy_native_babies_workbook.pdf (PDF – 3.59 MB) [top]
  2. Centers for Disease Control and Prevention. (2006). A report of the CDC/ATSDR Preconception Care Work Group and the Select Panel on Preconception Care.Retrieved May 18, 2012, from http://www.cdc.gov/mmwr/preview/mmwrhtml/rr5506a1.htm [top]
  3. Kamen, B. (1997). Folate and antifolate pharmacology. Seminars in Oncology, 24,S18-30–S18-39. PMID: 9420019 [top]
  4. NIH Office of Dietary Supplements. (Reviewed April 15, 2009). Dietary Supplement Fact Sheet: Folate. Retrieved July 10, 2012, from http://ods.od.nih.gov/factsheets/Folate-HealthProfessional/[top]
  5. Centers for Disease Control. (1992). Recommendations for the use of folic acid to reduce the number of cases of spina bifida and other neural tube defects. MMWR,41(No. RR-14), 1–7. PMID: 1522835. Retrieved July 31, 2013, from http://www.cdc.gov/mmwr/preview/mmwrhtml/00019479.htm[top]
  6. Institute of Medicine. (1998) Food and Nutrition Board.
    Dietary Reference Intakes: Thiamin, riboflavin, niacin, vitamin B6, folate, vitamin B12, pantothenic acid, biotin, and choline.National Academy Press. Washington, DC. [top]
  7. American College of Obstetricians and Gynecologists (ACOG). (2005). The importance of preconception care in the continuum of women’s health care[ACOG Committee Opinion]. Retrieved April 12, 2012, from http://www.acog.org/Resources_And_Publications/Committee_Opinions/Committee_on_Gynecologic_Practice/The_Importance_of_Preconception_Care_in_the_Continuum_of_Womens_Health_Care [top]
  8. American College of Obstetricians and Gynecologists (ACOG). (2012). Good Health Before Pregnancy: Preconception Care[ACOG Committee Opinion]. Retrieved May 3, 2013, from http://www.acog.org/~/media/For%20Patients/faq056.pdf?dmc=1&ts=20130422T1153356227  [top]
  9. MRC Vitamin Study Research Group. (1991). Prevention of neural tube defects: Results of the Medical Research Council Vitamin Study. Lancet, 338(8760), 131–137. PMID: 1677062and see Centers for Disease Control and Prevention. (2011, February). National Center on Birth Defects and Developmental Disabilities strategic plan 2011–2015. Retrieved June 26, 2012, from http://www.cdc.gov/NCBDDD/AboutUs/documents/NCBDDD_StrategicPlan_2-10-11.pdf (PDF – 1.24 MB) [top]
  10. Centers for Disease Control and Prevention. (2012, May 1). Preconception care and health care: Planning for pregnancy.Retrieved April 12, 2012, from http://www.cdc.gov/preconception/planning.html [top]
  11. Pasquali, R., Patton, L., & Gambineri, A. (2007). Obesity and infertility. Current Opinion in Endocrinology, Diabetes and Obesity, 14,482–487. PMID: 17982356 [top]
  12. N (2010, April 7).Risk of newborn heart defects increases with maternal obesity
    . Retrieved May 19, 2012, from http://www.nichd.nih.gov/news/releases/pages/040710-newborn-heart-defects.aspx [top]
  13. gov. (2009, March 6). Publications: Depression during and after pregnancy fact sheet.Retrieved June 12, 2012, from http://www.womenshealth.gov/publications/our-publications/fact-sheet/depression-pregnancy.html [top]
Hotline Chat Zalo Messenger Đặt lịch