Trong quá trình thai kỳ, việc chăm sóc sức khỏe cho mẹ và thai nhi luôn là ưu tiên hàng đầu. Trong một số trường hợp, các xét nghiệm chẩn đoán tiền sản cần chọc ối có thể được khuyến nghị để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và em bé. Tuy nhiên, việc thực hiện chọc ối cần được xem xét kỹ lưỡng. Vậy chọc ối có nguy hiểm không?
1. Các trường hợp có khả năng cần chỉ định
- Mẹ bầu trên 35 tuổi.
- Các xét nghiệm triple test và combined test cho thấy nguy cơ cao.
- Độ mờ da gáy dày.
- Kết quả xét nghiệm sàng lọc không xâm lấn (NIPT) có nguy cơ cao.
- Bố, mẹ hoặc người thân có mang một số rối loạn di truyền.
- Mẹ từng sinh con bị một số dị tật bẩm sinh liên quan đến di truyền.
- Phụ nữ từng sinh con có rối loạn trong bộ nhiễm sắc thể.
- Siêu âm thai phát hiện một số dị tật.
Chọc ối không phải là xét nghiệm giúp phát hiện ra tất cả các rối loạn bất thường, nhưng đây là xét nghiệm để chẩn đoán các trường hợp có nguy cơ cao bị bất thường về di truyền, như hội chứng Down, bệnh lý về máu, nhược cơ, xơ hóa nang, hội chứng Tay-Sachs và các bệnh lý tương tự khác.
Thủ thuật có thể được thực hiện vào giai đoạn 2 của thai kỳ ( 16-18 tuần) trong các trường hợp cần xác định độ trưởng thành của phổi thai nhi để cung cấp thông tin cho quyết định chấm dứt thai kỳ, bắt nguồn từ các biến chứng như tiền sản giật. Chọc ối cũng có thể được thực hiện để chẩn đoán tình trạng nhiễm trùng ối.
Trước khi thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán tiền sản nói chung cũng như chọc ối nói riêng, thai phụ cần được tham vấn kỹ càng về những lợi ích cũng như những nguy cơ mà xét nghiệm gây ra.
2. Chọc ối có nguy hiểm gì không?
Mặc dù là một phương pháp chẩn đoán tiền sản phổ biến, nhưng như bất kì thủ thuật y tế nào, nó cũng không hoàn toàn không rủi ro. Cũng như các xét nghiệm xâm lấn khác, chọc ối cũng có những rủi ro nhất định. Một số nguy cơ tiềm ẩn khi thực hiện mẹ nên biết:
- Nguy cơ sảy thai: Tuy tỷ lệ này thường rất thấp (khoảng từ 1/200 đến 1/400), nhưng có thể gây ra sảy thai.
- Biến chứng: Có thể dẫn đến các biến chứng khác như tổn thương cho thai nhi hoặc mẹ, nguy cơ nhiễm trùng, hoặc sinh non.
- Stress tâm lý: Quá trình chuẩn bị và thực hiện có thể gây ra căng thẳng và lo lắng cho bà mẹ mang thai.
3. Cách làm giảm nguy cơ từ chọc ối
Để yên tâm, thai phụ có thể trao đổi với bác sĩ vấn đề các nguy cơ về chọc ối, để chuẩn bị tâm lý tốt nhất. Bên cạnh đó, bác sĩ trước khi thực hiện cũng nên giải thích rõ về các nguy cơ chọc ối để thai phụ hiểu rõ những gì sắp diễn ra. Bên cạnh đó, sản phụ và gia đình hoàn toàn có thể lựa chọn một cơ sở y tế uy tín và bác sĩ nhiều kinh nghiệm để thực hiện thủ thuật chọc ối này.
Trước khi quyết định cho thai phụ làm xét nghiệm chọc ối, bác sĩ sẽ hỏi kỹ về bệnh sử gia đình và hỏi về vấn đề thai kỳ của người mẹ. Những thông tin này sẽ giúp bác sĩ nắm được nguy cơ mắc bệnh lý nhiễm sắc thể hoặc bệnh di truyền đặc biệt. Từ đó, bác sĩ có thể trao đổi giúp thai phụ quyết định có nên làm xét nghiệm tầm soát, sinh thiết gai nhau, chọc ối hoặc thậm chí bản thân thai phụ có thể bỏ qua hoàn toàn việc tầm soát nếu muốn.
4. Lựa chọn xét nghiệm không xâm lấn
Hoặc mẹ có thể lựa chọn các phương pháp sàn lọc không xâm lấn. NIPT là phương pháp sàng lọc trước sinh không xâm lấn, giúp bác sĩ phát hiện sớm các bất thường về số lượng và cấu trúc nhiễm sắc thể của thai nhi trong thời kỳ mang thai. Ưu điểm của phương pháp sàng lọc trước sinh không xâm lấn NIPT là không xâm phạm đến thai nhi, chủ yếu dựa trên xét nghiệm ADN của thai nhi từ trong máu mẹ, có thể phát hiện được dị tật thai nhi từ khi bé mới được 9 tuần tuổi, thay vì phải đợi đến thời điểm 12 tuần tuổi như trước đây. Hơn nữa, phương pháp này làm giảm nguy cơ sảy thai so với biện pháp chọc ối thông thường.
Việc quyết định chọc ối không phải là một quyết định dễ dàng. Trước khi quyết định thực hiện quy trình này, mẹ hãy nhớ thảo luận thêm với bác sĩ của bạn hoặc bình luận thêm vào bài để có được sự tư vấn và hỗ trợ chính xác nhất.