Khám thai lần đầu mẹ cần biết những gì?

Thời gian khám thai lần đầu rất quan trọng đối với người mẹ cũng như thai nhi. Vậy mẹ cần chuẩn bị gì để có một buổi thăm khám cho kết quả như mong muốn, để mẹ có thể tự tin bắt đầu một thai kỳ khoẻ mạnh cùng con yêu?

1. Khi nào nên đi khám thai lần đầu?

Với rất nhiều các phòng khám cũng như bệnh viện uy tín, các trang thiết bị hiện đại đã giúp cho việc khám thai trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Nhưng với nhiều mẹ, việc xác định thời điểm nên đi khám thai lần đầu có thể sẽ hơi lúng túng. Bài viết dưới đây Phòng khám Phúc Thiện sẽ hỗ trợ để mẹ có thể xác định được thời điểm nên đi khám thai lần đầu tiên mẹ nhé!

Trong hai tuần đầu sau khi thụ thai thành công, trứng sẽ ở lại trong vòi tử cung khoảng 48 giờ và thực hiện các hoạt động phân bào. Sau khoảng từ 2 đến 3 ngày tiếp theo hợp tử sẽ di chuyển vào tử cung và làm tổ ở đó. Mốc thời gian được đánh dấu khi người phụ nữ bị chậm kinh khoảng 3 tuần, không nên đi khám quá sớm vừa ảnh thưởng đến thai nhi vừa không phát hiện được những dấu hiệu của thai.

Khi đã nhận biết mình có thai, mẹ nên đến khám tại cơ sở y tế có chuyên khoa sản. Mỗi lần khám thai tương ứng với mỗi tuổi thai đều có mục đích chuyên biệt khác nhau. Ví dụ như siêu âm thai lần đầu sẽ là xác định xem mẹ có thai thực sự hay không, đơn thai hay đa thai, thai trong hay thai ngoài tử cung và mẹ có kèm theo các vấn đề gì khác hay không.

2. Lần đầu khám thai, mẹ khám những gì?

Khám thai lần đầu mẹ sẽ khám gì?

Khám thai lần đầu tiên là bước đầu quan trọng nhất trong suốt quá trình mang thai. Thông thường, bác sĩ sẽ kiểm tra chi tiết tiền sử sức khỏe của người mẹ, kiểm tra tình hình sức khỏe hiện tại và làm các xét nghiệm cần thiết.

  • Chẩn đoán có thai hay không:

Khi khám thai lần đầu, bác sĩ sẽ xác định có đúng bạn có thai hay không, tình trạng thai nhi như thế nào. Tránh việc trì hoãn vì nếu bạn mang thai ngoài tử cung mà không được phát hiện sớm sẽ gây nguy hiểm cho tính mạng.

  • Tình trạng sức khỏe chung của cả mẹ và thai nhi:

Bác sĩ sẽ tìm hiểu tình trạng sức khỏe của mẹ, các thói quen hằng ngày, những hoạt động tốt và không tốt cho thai nhi. Tiểu sử bệnh tật của gia đình (đột biến gen, bệnh di truyền,..), tiểu sử bệnh tật và tiền sử thai sản của người mẹ (đã mang thai bao giờ chưa, có thực hiện thủ thuật thai sản gì hay không,…). Tìm hiểu công việc của người mẹ để đưa ra những lời khuyên hữu ích nhất đối với quá trình mang thai.

  • Tiến hành đo tử cung:

Trong lần khám thai đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành đo tử cung để theo dõi sự phát triển của thai nhi trong những lần khám tiếp theo cũng như đưa ra các dự đoán về thời gian sinh của bạn.

  • Thực hiện một số các xét nghiệm liên quan:

    • Xét nghiệm nước tiểu: Khi khám thai lần đầu mẹ cũng được tiến hành kiểm tra lượng đường, protein,… trong nước tiểu.
    • Xét nghiệm máu: Xác định nhóm máu, số lượng hồng cầu trong lần khám thai đầu giúp phát hiện mẹ có bị thiếu máu hay không, xác định thành phần Rh,…
    • Xét nghiệm chẩn đoán các bệnh truyền nhiễm: Viêm gan, HIV,…
    • Xét nghiệm PAP để xác định người mẹ có bị ung thư cổ tử cung hay không

Dựa trên các xét nghiệm và bước thăm khám ban đầu, bác sĩ sẽ đưa ra những lời khuyên để giúp cho sự phát triển toàn diện của mẹ và bé.

3. Những lưu ý khi đi khám thai lần đầu

Khi đi khám thai lần đầu, mẹ cũng cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Khám thai lần đầu cần lựa chọn bác sĩ hoặc những cơ sở y tế có uy tín để thực hiện các bước thăm khám diễn ra đúng quy trình, an toàn và đạt hiệu quả cao.
  • Nên chuẩn bị trước những thắc mắc của bản thân, liệt kê ra giấy hoặc ghi chú lại để có thể nhận được sự giải đáp từ phía bác sĩ một cách chi tiết nhất.
  • Nên uống nhiều nước khoảng 1 tiếng trước khi siêu âm thai để bác sĩ siêu âm quan sát thai nhi dễ dàng hơn.
  • Cần giữ lại kết quả khám của lần đầu tiên để làm cơ sở chẩn đoán và theo dõi cho những lần khám sau.

4. Khám thai lần đầu ở đâu là tốt?

Giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ là thời điểm nhạy cảm nhất trong suốt thai kỳ. Mẹ cần hạn chế đi lại nhiều, làm các việc nặng. Để đảm bảo sức khoẻ cho cả mẹ và thai nhi, ngoài việc khám thai định kỳ, mẹ cần chú ý:

  • Hiểu rõ dấu hiệu sớm khi mang thai, ngộ độc thai nghén, ra máu trong thai kỳ.
  • Khám thai lần đầu kịp thời, đúng và đủ, tránh khám quá sớm/ quá muộn.
  • Sàng lọc dị tật thai nhi tuần thứ 12 phát hiện những dị tật thai nhi nguy hiểm có thể can thiệp sớm.
  • Phân biệt chảy máu âm đạo thông thường và chảy máu âm đạo bệnh lý để can thiệp giữ thai kịp thời.
  • Sàng lọc bệnh lý tuyến giáp trong 3 tháng đầu thai kỳ tránh những rủi ro nguy hiểm trước và trong khi sinh.

Việc lựa chọn một cơ sở khám thai uy tín, mẹ sẽ nhận được sự chăm sóc tận tình, chất lượng khám chữa bệnh tốt với đội ngũ bác sĩ có tay nghề cao. Được thành lập vào năm 2015 bởi một bác sĩ có chuyên môn cao cùng các cộng sự của mình, Phòng khám Chuyên khoa Sản Phụ khoa Phúc Thiện đến nay đã phục vụ hơn 20.000 lượt khách trong đó có hơn 10.000 người mẹ đón các con yêu chào đời với sự tận tâm và chu đáo của đội ngũ bác sĩ, y tá và nhân viên.

Hotline Chat Zalo Messenger Đặt lịch