Tổng quan bệnh Nhiễm khuẩn hậu sản
Nhiễm khuẩn hậu sản là gì?
Nhiễm khuẩn hậu sản là tình trạng nhiễm khuẩn xảy ra ở sản phụ sau khi sinh hoặc mổ lấy thai mà khởi điểm là từ đường sinh dục (âm đạo, cổ tử cung, tử cung)
Nhiễm khuẩn hậu sản là tai biến sản khoa thường gặp do nhiều nguyên nhân từ cơ sở vật chất y tế cho đến quy trình khống chế nhiễm khuẩn chưa được đảm bảo
Nhiễm khuẩn hậu sản rất nguy hiểm và là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong mẹ trong các tai biến sản khoa
Nguyên nhân bệnh Nhiễm khuẩn hậu sản
Nguyên nhân nhiễm khuẩn hậu sản bắt nguồn từ cả giai đoạn trước, trong và sau sinh:
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị không được đảm bảo tính vô khuẩn
- Các chỉ định và kỹ thuật can thiệp không đúng thời điểm trong lĩnh vực sản khoa cũng dễ dễ dẫn đến nhiễm khuẩn hậu sản
- Chăm sóc sản phụ trước, trong và sau đẻ không đảm bảo quy trình
- Các nhiễm khuẩn ở đường sinh dục không được xử trí tốt trước sinh
- Chuyển dạ kéo dài, ối vỡ non, ối vỡ sớm gia tăng nguy cơ nhiễm khuẩn hậu sản cho sản phụ
Triệu chứng bệnh Nhiễm khuẩn hậu sản
Có rất nhiều hình thái nhiễm khuẩn hậu sản liên quan đến vị trí và bệnh lý nhiễm khuẩn, có thể kể đến như:
- Nhiễm khuẩn tầng sinh môn hay âm hộ, âm đạo
- Viêm nội mạc tử cung
- Viêm cơ tử cung
- Viêm dây chằng và phần phụ
- Viêm phúc mạc tiểu khung
- Viêm phúc mạc toàn thể
- Nhiễm khuẩn huyết
- Choáng nhiễm khuẩn
Tuy nhiên triệu chứng nhiễm khuẩn hậu sản thường thấy là:
- Sốt nhẹ, đau hạ vị hoặc sản dịch có mùi hôi (biểu hiện của viêm nội mạc tử cung)
- Đau cứng, nóng đỏ ở một hoặc hai bên vú kèm theo sốt, ớn lạnh, đau cơ, mệt mỏi hoặc đau đầu (triệu chứng của viêm vú)
- Da đỏ, tiết dịch kèm sưng nóng, nhạy cảm hoặc đau xung quanh vết mổ, vết thương, vết mổ có dấu hiệu sắp bung (nhiễm trùng vết mổ)
- Tiểu khó, tiểu đau, cảm giác phải đi tiểu thường xuyên và khẩn trương nhưng tiểu ít hoặc không có nước tiểu, tiểu nhiều bọt có thể kèm máu (dấu hiệu đặc trưng của nhiễm trùng đường tiểu)
Đường lây truyền bệnh Nhiễm khuẩn hậu sản
Đối tượng nguy cơ bệnh Nhiễm khuẩn hậu sản
Tỷ lệ nhiễm khuẩn hậu sản thay đổi theo phương pháp sinh em bé với sinh đường âm đạo ít có khả năng nhiễm khuẩn hậu sản nhất và mổ lấy thai sau chuyển dạ có tỷ lệ nhiễm khuẩn hậu sản cao nhất (15-20%)
Sản phụ có nguy cơ nhiễm khuẩn hậu sản cao thường có những yếu tố sau:
- Thiếu máu hoặc béo phì
- Nhiễm khuẩn âm đạo, nhiễm trùng lây qua đường tình dục
- Thăm khám âm đạo quá nhiều trong quá trình chuyển dạ
- Dùng xâm nhập tử cung để theo dõi thai nhi
- Chuyển dạ kéo dài hoặc chậm trễ khi vỡ ối và sinh
- Sản phụ có vi khuẩn liên cầu B trú ở âm đạo
- Sản phụ còn sót nhau thai trong tử cung sau khi sinh
- Sản phụ bị băng huyết sau sinh
- Sản phụ trẻ tuổi hoặc thuộc nhóm kinh tế xã hội thấp
Phòng ngừa bệnh Nhiễm khuẩn hậu sản
Để phòng ngừa nhiễm khuẩn hậu sản cũng như các biến chứng của nó thì cần thực hiện những biện pháp sau:
- Đảm bảo điều kiện vô khuẩn khi đỡ đẻ hoặc khi tiến hành thăm khám, các thủ thuật phẫu thuật sản phụ khoa
- Xử trí tốt các tổn thương sinh dục khi sinh
- Phát hiện sớm, điều trị tích cực các trường hợp nhiễm khuẩn sinh dục cả trước, trong và sau đẻ
- Đề phòng nhiễm khuẩn ối và chuyển dạ kéo dài
- Không để sót nhau
- Sau đẻ cần tránh bế sản dịch, vệ sinh, chăm sóc tầng sinh môn đúng
Biện pháp chẩn đoán bệnh Nhiễm khuẩn hậu sản
Chẩn đoán nhiễm khuẩn hậu sản thông qua biểu hiện lâm sàng như:
- Sốt 38-39°C
- Đau hạ vị hoặc đau, sưng, nóng đỏ 2 bên vú
- Sản dịch có mùi hôi
- Nếu là nhiễm trùng tiểu có thể biểu hiện tiểu buốt, tiểu rát
Ngoài ra có thể lấy mẫu nước tiểu hoặc mẫu máu để xét nghiệm và tìm vi khuẩn. Sử dụng tăm bông để lấy dịch tử cung xét nghiệm cũng là một phương pháp chẩn đoán xác định
Biện pháp điều trị bệnh Nhiễm khuẩn hậu sản
- Nguyên tắc chung để điều trị nhiễm khuẩn hậu sản là sử dụng kháng sinh, cần cân nhắc khi sử dụng kháng sinh cho bà mẹ đang cho con bú
- Kháng sinh tĩnh mạch được chỉ định khi triệu chứng trở nên nghiêm trọng và có xảy ra biến chứng
- Nếu sản phụ có vết thương bị nhiễm trùng thì cần tiến hành phẫu thuật để thoát lưu