Tiền sản giật: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Tổng quan bệnh Tiền sản giật

Tiền sản giật là gì?

Tiền sản giật là một hội chứng bệnh lý toàn thân do thai nghén gây ra trong 3 tháng cuối của thai kỳ (từ tuần thứ 20) với 3 triệu chứng: tăng huyết áp, protein niệu và phù.

Tiền sản giật là giai đoạn xảy ra trước khi lên cơn sản giật. Giai đoạn sản giật có thể kéo dài vài giờ, vài ngày, vài tuần hoặc chỉ thoáng qua tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh.

Tiền sản giật dẫn đến nhiều biến chứng cho mẹ và con:

Biến chứng cho mẹ

  • Hệ thần kinh trung ương: sản giật, phù não, xuất huyết não – màng não
  • Mắt: phù võng mạc, mù mắt
  • Thận: suy thận cấp, hoại tử ống thận
  • Gan: chảy máu dưới bao gan, vỡ gan, suy gan
  • Tim, phổi: suy tim cấp, phù phổi cấp
  • Huyết học: rối loạn đông cầm máu, đông máu nội mạch lan tỏa, giảm tiểu cầu, thiếu máu tán huyết vi mạch
  • Tăng huyết áp mạn, viêm thận mạn
  • Tiền sản giật nặng có thể tiến triển thành hội chứng HELLP bao gồm tán huyết, tăng men gan và giảm tiểu cầu. Hội chứng này có thể đe dọa tính mạng cho cả mẹ và con

Biến chứng cho thai

  • Thai chậm phát triển trong tử cung (trên 50%)
  • Thai chết lưu trong tử cung
  • Sinh non (40%) do tiền sản giật nặng
  • Tử vong chu sinh (10%): tỷ lệ tử vong chu sinh tăng cao nếu sinh non hoặc nhau bong non

Nguyên nhân bệnh Tiền sản giật

Cho đến nay, vẫn chưa hiểu rõ nguyên nhân tiền sản giật. Tuy nhiên, có một số yếu tố có thể góp phần dẫn đến sự xuất hiện tiền sản giật bao gồm:

  • Thai phụ bị rối loạn máu khó đông, có tiền sử mắc bệnh đái tháo đường, bệnh thận, hoặc bệnh tự miễn như lupus ban đỏ trước đó
  • Có người thân trong nhà như bà, mẹ, cô, dì hay chị em ruột, … bị tiền sản giật
  • Bị béo phì, thừa cân trong thai kỳ
  • Đa thai, thai to
  • Thiếu máu cục bộ tử cung-nhau thai

Triệu chứng bệnh Tiền sản giật

Tăng huyết áp

  • Đây là dấu hiệu thường gặp nhất và sớm nhất, có giá trị chẩn đoán, theo dõi, tiên lượng.
  • Huyết áp tối đa ≥ 140mmHg và/hoặc huyết áp tối thiểu ≥ 90mmHg (đo 2 lần cách nhau ít nhất 4 giờ khi nghỉ ngơi, xảy ra từ 20 tuần tuổi thai ở phụ nữ có huyết áp trước đó bình thường).
  • Nếu huyết áp tối đa tăng hơn 30mmHg hoặc huyết áp tối thiểu tăng hơn 15mmHg so với trị số huyết áp khi chưa có thai có nguy cơ xuất hiện tiền sản giật.
  • Huyết áp càng cao thì tiên lượng tiền sản giật càng nặng
  • Huyết áp tâm thu ≥ 160mmHg hoặc huyết áp tâm trương ≥ 110mmHg cần được sử dụng thuốc hạ áp kịp thời.
  • Nếu sau sinh 6 tuần huyết áp còn cao có nguy cơ trở thành tăng huyết áp mạn, cần phải khám chuyên khoa tim mạch để có hướng chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Protein niệu

Protein niệu dương tính khi lượng protein lớn hơn 0,3g/lít/mẫu nước tiểu 24 giờ hoặc trên 0,5g/lít/mẫu nước tiểu ngẫu nhiên.

Phù

  • Phù trắng, mềm, ấn lõm, cần phân biệt phù sinh lý gặp ở thai phụ bình thường trong 3 tháng cuối, chỉ phù nhẹ ở chân, phù về chiều, nằm nghỉ kê cao chân sẽ hết.
  • Phù bệnh lý nếu phù toàn thân, phù từ buổi sáng, kê cao chân không hết. Nặng có thể tràn dịch đa màng (màng phổi, màng bụng), phù não.
  • Phát hiện phù bằng cách ấn trên nền cứng kèm theo biểu hiện mẹ tăng cân nhanh và nhiều, tăng >500gram/tuần hay >2250gram/tháng. Thường kiểm tra ở mu chân, mu tay, mặt trước xương chậu
  • Cần phân biệt: phù tim, phù thận, phù dinh dưỡng, phù giun chỉ

Triệu chứng kèm theo, thể hiện tiền sản giật nặng

  • Thiếu máu: mệt mỏi, da xanh, niêm mạc nhợt
  • Dấu hiệu tiêu hóa: buồn nôn, nôn, đau vùng thượng vị, hạ sườn phải
  • Dấu hiệu thần kinh: đau vùng chẩm, uống thuốc giảm đau không hết, lờ đờ
  • Dấu hiệu thị giác: chóng mặt, sợ ánh sáng, giảm thị lực
  • Dấu hiệu tràn dịch đa màng: bụng, tim, phổi

Đường lây truyền bệnh Tiền sản giật

Đối tượng nguy cơ bệnh Tiền sản giật

Yếu tố nguy cơ gây tiền sản giật bao gồm:

  • Đa thai, đa ối
  • Mẹ sinh con khi trên 35 tuổi, dưới 18 tuổi hoặc mẹ hút thuốc lá
  • Mang thai vào mùa lạnh ẩm
  • Thai trứng, biểu hiện tiền sản giật thường biểu hiện sớm
  • Thai nghén ở phụ nữ đái tháo đường, tăng huyết áp mạn tính, béo phì
  • Tiền sử có tiền sản giật – sản giật ở lần mang thai trước

Phòng ngừa bệnh Tiền sản giật

Biện pháp chẩn đoán bệnh Tiền sản giật

Biện pháp điều trị bệnh Tiền sản giật

Điều trị tiền sản giật nhẹ

  • Có thể điều trị và theo dõi ngoại trú bằng cách đo huyết áp 2 lần/ngày
  • Nghỉ ngơi và nằm nghiêng trái
  • Theo dõi hàng tuần, nếu nặng lên phải nhập viện và điều trị tích cực
  • Nếu thai đã đủ tháng nên chấm dứt thai kỳ ở tuyến chuyên khoa
  • Uống đủ nước (2 – 3 lít nước mỗi ngày), ăn tăng đạm và ăn nhạt

Điều trị tiền sản giật nặng

  • Phải nhập viện và theo dõi huyết áp và được điều trị tích cực.
  • Theo dõi huyết áp 4 lần/ngày, cân nặng và protein niệu hàng ngày, xét nghiệm đếm tiểu cầu, siêu âm và theo dõi tim thai liên tục.
  • Chế độ điều trị cơ bản như sau:

Điều trị nội khoa

  • Nghỉ ngơi và nằm nghiêng trái
  • Thuốc an thần: diazepam tiêm hoặc uống
  • Sử dụng Magnesium Sulfate
  • Thuốc hạ huyết áp: sử dụng khi có huyết áp cao (160/110mmHg)
  • Thuốc lợi tiểu: chỉ sử dụng khi có đe dọa phù phổi cấp và thiểu niệu

Điều trị sản khoa và ngoại khoa

  • Nếu tiền sản giật nặng không đáp ứng với điều trị hoặc xảy ra sản giật thì chấm dứt thai kỳ với mọi tuổi thai. Trước khi chủ động chấm dứt thai kỳ, cần ổn định tình trạng bệnh nhân trong vòng 24-48 giờ
  • Nên sinh thủ thuật nếu đủ điều kiện, hoặc mổ lấy thai khi có chỉ định sản khoa hoặc cần nhanh chóng chấm dứt thai kỳ

Chỉ định mổ lấy thai khi các triệu chứng biểu hiện diễn biến đang nặng lên:

  • Tăng huyết áp nặng không đáp ứng điều trị kéo dài > 24 giờ
  • Suy thận không đáp ứng điều trị thuốc lợi tiểu
  • Phù phổi cấp huyết động
  • Giảm tiểu cầu khó kiểm soát, rối loạn đông máu nội mạch lan tỏa
  • Rối loạn chức năng gan, tụ máu bao gan, rách bao gan
  • Sản giật với các biểu hiện thần kinh trung ương
  • Bong nhau, đa ối, thiểu ối
  • Suy thai

Tiền sản giật là gì?

Tiền sản giật là một hội chứng bệnh lý toàn thân do thai nghén gây ra trong 3 tháng cuối của thai kỳ (từ tuần thứ 20) với 3 triệu chứng: tăng huyết áp, protein niệu và phù.

Tiền sản giật là giai đoạn xảy ra trước khi lên cơn sản giật. Giai đoạn sản giật có thể kéo dài vài giờ, vài ngày, vài tuần hoặc chỉ thoáng qua tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh.

Tiền sản giật dẫn đến nhiều biến chứng cho mẹ và con:

Biến chứng cho mẹ

  • Hệ thần kinh trung ương: sản giật, phù não, xuất huyết não – màng não
  • Mắt: phù võng mạc, mù mắt
  • Thận: suy thận cấp, hoại tử ống thận
  • Gan: chảy máu dưới bao gan, vỡ gan, suy gan
  • Tim, phổi: suy tim cấp, phù phổi cấp
  • Huyết học: rối loạn đông cầm máu, đông máu nội mạch lan tỏa, giảm tiểu cầu, thiếu máu tán huyết vi mạch
  • Tăng huyết áp mạn, viêm thận mạn
  • Tiền sản giật nặng có thể tiến triển thành hội chứng HELLP bao gồm tán huyết, tăng men gan và giảm tiểu cầu. Hội chứng này có thể đe dọa tính mạng cho cả mẹ và con

Biến chứng cho thai

  • Thai chậm phát triển trong tử cung (trên 50%)
  • Thai chết lưu trong tử cung
  • Sinh non (40%) do tiền sản giật nặng
  • Tử vong chu sinh (10%): tỷ lệ tử vong chu sinh tăng cao nếu sinh non hoặc nhau bong non

Cho đến nay, vẫn chưa hiểu rõ nguyên nhân tiền sản giật. Tuy nhiên, có một số yếu tố có thể góp phần dẫn đến sự xuất hiện tiền sản giật bao gồm:

  • Thai phụ bị rối loạn máu khó đông, có tiền sử mắc bệnh đái tháo đường, bệnh thận, hoặc bệnh tự miễn như lupus ban đỏ trước đó
  • Có người thân trong nhà như bà, mẹ, cô, dì hay chị em ruột, … bị tiền sản giật
  • Bị béo phì, thừa cân trong thai kỳ
  • Đa thai, thai to
  • Thiếu máu cục bộ tử cung-nhau thai

Tăng huyết áp

  • Đây là dấu hiệu thường gặp nhất và sớm nhất, có giá trị chẩn đoán, theo dõi, tiên lượng.
  • Huyết áp tối đa ≥ 140mmHg và/hoặc huyết áp tối thiểu ≥ 90mmHg (đo 2 lần cách nhau ít nhất 4 giờ khi nghỉ ngơi, xảy ra từ 20 tuần tuổi thai ở phụ nữ có huyết áp trước đó bình thường).
  • Nếu huyết áp tối đa tăng hơn 30mmHg hoặc huyết áp tối thiểu tăng hơn 15mmHg so với trị số huyết áp khi chưa có thai có nguy cơ xuất hiện tiền sản giật.
  • Huyết áp càng cao thì tiên lượng tiền sản giật càng nặng
  • Huyết áp tâm thu ≥ 160mmHg hoặc huyết áp tâm trương ≥ 110mmHg cần được sử dụng thuốc hạ áp kịp thời.
  • Nếu sau sinh 6 tuần huyết áp còn cao có nguy cơ trở thành tăng huyết áp mạn, cần phải khám chuyên khoa tim mạch để có hướng chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Protein niệu

Protein niệu dương tính khi lượng protein lớn hơn 0,3g/lít/mẫu nước tiểu 24 giờ hoặc trên 0,5g/lít/mẫu nước tiểu ngẫu nhiên.

Phù

  • Phù trắng, mềm, ấn lõm, cần phân biệt phù sinh lý gặp ở thai phụ bình thường trong 3 tháng cuối, chỉ phù nhẹ ở chân, phù về chiều, nằm nghỉ kê cao chân sẽ hết.
  • Phù bệnh lý nếu phù toàn thân, phù từ buổi sáng, kê cao chân không hết. Nặng có thể tràn dịch đa màng (màng phổi, màng bụng), phù não.
  • Phát hiện phù bằng cách ấn trên nền cứng kèm theo biểu hiện mẹ tăng cân nhanh và nhiều, tăng >500gram/tuần hay >2250gram/tháng. Thường kiểm tra ở mu chân, mu tay, mặt trước xương chậu
  • Cần phân biệt: phù tim, phù thận, phù dinh dưỡng, phù giun chỉ

Triệu chứng kèm theo, thể hiện tiền sản giật nặng

  • Thiếu máu: mệt mỏi, da xanh, niêm mạc nhợt
  • Dấu hiệu tiêu hóa: buồn nôn, nôn, đau vùng thượng vị, hạ sườn phải
  • Dấu hiệu thần kinh: đau vùng chẩm, uống thuốc giảm đau không hết, lờ đờ
  • Dấu hiệu thị giác: chóng mặt, sợ ánh sáng, giảm thị lực
  • Dấu hiệu tràn dịch đa màng: bụng, tim, phổi

Yếu tố nguy cơ gây tiền sản giật bao gồm:

  • Đa thai, đa ối
  • Mẹ sinh con khi trên 35 tuổi, dưới 18 tuổi hoặc mẹ hút thuốc lá
  • Mang thai vào mùa lạnh ẩm
  • Thai trứng, biểu hiện tiền sản giật thường biểu hiện sớm
  • Thai nghén ở phụ nữ đái tháo đường, tăng huyết áp mạn tính, béo phì
  • Tiền sử có tiền sản giật – sản giật ở lần mang thai trước

Điều trị tiền sản giật nhẹ

  • Có thể điều trị và theo dõi ngoại trú bằng cách đo huyết áp 2 lần/ngày
  • Nghỉ ngơi và nằm nghiêng trái
  • Theo dõi hàng tuần, nếu nặng lên phải nhập viện và điều trị tích cực
  • Nếu thai đã đủ tháng nên chấm dứt thai kỳ ở tuyến chuyên khoa
  • Uống đủ nước (2 – 3 lít nước mỗi ngày), ăn tăng đạm và ăn nhạt

Điều trị tiền sản giật nặng

  • Phải nhập viện và theo dõi huyết áp và được điều trị tích cực.
  • Theo dõi huyết áp 4 lần/ngày, cân nặng và protein niệu hàng ngày, xét nghiệm đếm tiểu cầu, siêu âm và theo dõi tim thai liên tục.
  • Chế độ điều trị cơ bản như sau:

Điều trị nội khoa

  • Nghỉ ngơi và nằm nghiêng trái
  • Thuốc an thần: diazepam tiêm hoặc uống
  • Sử dụng Magnesium Sulfate
  • Thuốc hạ huyết áp: sử dụng khi có huyết áp cao (160/110mmHg)
  • Thuốc lợi tiểu: chỉ sử dụng khi có đe dọa phù phổi cấp và thiểu niệu

Điều trị sản khoa và ngoại khoa

  • Nếu tiền sản giật nặng không đáp ứng với điều trị hoặc xảy ra sản giật thì chấm dứt thai kỳ với mọi tuổi thai. Trước khi chủ động chấm dứt thai kỳ, cần ổn định tình trạng bệnh nhân trong vòng 24-48 giờ
  • Nên sinh thủ thuật nếu đủ điều kiện, hoặc mổ lấy thai khi có chỉ định sản khoa hoặc cần nhanh chóng chấm dứt thai kỳ

Chỉ định mổ lấy thai khi các triệu chứng biểu hiện diễn biến đang nặng lên:

  • Tăng huyết áp nặng không đáp ứng điều trị kéo dài > 24 giờ
  • Suy thận không đáp ứng điều trị thuốc lợi tiểu
  • Phù phổi cấp huyết động
  • Giảm tiểu cầu khó kiểm soát, rối loạn đông máu nội mạch lan tỏa
  • Rối loạn chức năng gan, tụ máu bao gan, rách bao gan
  • Sản giật với các biểu hiện thần kinh trung ương
  • Bong nhau, đa ối, thiểu ối
  • Suy thai
Hotline Chat Zalo Messenger Đặt lịch