Lịch khám thai cụ thể suốt thai kỳ

Mang thai là một quá trình đầy niềm vui nhưng cũng xen kẽ các nỗi lo. Do đó, việc khám thai định kì theo lịch khám thai rất quan trọng. Bài viết này sẽ chỉ ra các mốc khám thai mà mẹ bầu cần lưu ý. Từ lịch khám thai này, các mẹ có thể tham khảo và sắp xếp đi khám để đảm bảo sức khoẻ cho mẹ và thai nhi.

10 mốc khám thai định kỳ

1. Mốc khám thai 1: tuần 5 – tuần 8

Mục đích: Ở mốc khám thai này, bác sĩ sẽ xác định chắc chắn có thai hay không, và vị trí làm tổ của thai

  • Xác định chỉ số BMI (dựa vào chiều cao và cân nặng): đánh giá thừa cân, béo phì
  • Đo huyết áp: xác định có bị huyết áp cao, nguy cơ tiền sản giật hay không
  • Xét nghiệm máu kiểm tra nồng độ hormone thai kỳ (hCG) khi cần thiết
  • Siêu âm: kiểm tra vị trí túi thai, tuổi của thai nhi nhằm phát hiện các bất thường
  • Xác định ngày dự kiến sinh và tính tuổi thai dựa vào ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối và siêu âm
  • Xét nghiệm máu: nhằm kiểm tra nồng độ kháng thể sau khi tiêm vắc xin (kháng thể bệnh sởi, bệnh thủy đậu, viêm gan B), giang mai, HIV/AIDS, nhóm máu, Rh,…

2. Mốc khám thai 2: tuần 10 – tuần 13

Mục đích:lần khám thai thứ 2, bác sĩ sẽ kiểm tra các dị tật ở thai nhi

  • Xác định chỉ số BMI (dựa vào chiều cao và cân nặng): đánh giá thừa cân, béo phì
  • Đo huyết áp: xác định có bị huyết áp cao, nguy cơ tiền sản giật hay không
  • Các xét nghiệm máu nếu như chưa thực hiện ở lần khám thai trước.
  • Xét nghiệm double test &  siêu âm đo độ mờ da gáy để đánh giá nguy cơ bị down ở thai nhi
  • Siêu âm kiểm tra dị tật thai
  • Có thể thực hiện các xét nghiệm NIPT để khảo sát các bất thường di truyền ở giai đoạn này.

3. Mốc khám thai 3: tuần 14 – tuần 16

Mục đích:mốc khám thai thứ 3, bác sĩ sẽ kiểm tra sự phát triển của thai nhi và các nguy cơ về dị tật bẩm sinh

  • Xét nghiệm: các xét nghiệm kiểm tra sức khỏe thông thường như xét nghiệm máu, nước tiểu, siêu âm, … khi bác sĩ thấy cần thiết.

4. Mốc khám thai 4: tuần 16 – tuần 20

Mục đích:mốc khám thai thứ 4, bác sĩ sẽ kiểm tra sự phát triển của thai nhi và các dị tật bẩm sinh bằng các xét nghiệm chính xác hơn

  • Chỉ số BMI
  • Kiểm tra huyết áp
  • Khám thai: kiểm tra nhịp tim và đo tử cung tính bằng tuổi thai
  • Xét nghiệm nước tiểu: nhằm kiểm tra nồng độ đường máu, protein để tầm soát dấu hiệu của đái tháo đường thai kỳ và nguy cơ tiền sản giật
  • Siêu âm: kiểm tra sự phát triển của thai nhi và phát hiện các bất thường về lượng nước ối

5. Mốc khám thai 5: tuần 20 – tuần 24

Mục đích:lần khám thai thứ 5, bác sĩ kiểm tra hình thái thai nhi, tầm soát các bất thường (tim, chân tay, bụng, xương, não, cột sống, thận) và kiểm tra vị trí bám của nhau thai, lượng nước ối

  • Chỉ số BMI
  • Kiểm tra huyết áp
  • Khám thai:  tính tuổi thai và kiểm tra tim thai
  • Xét nghiệm nước tiểu
  • Siêu âm hình thái thai nhi, tầm soát các bất thường (tim, chân tay, bụng, xương, não, cột sống, thận) và kiểm tra vị trí bám của nhau thai, lượng nước ối

6. Mốc khám thai 6: tuần 24 – tuần 28

Mục đích:lần khám thai thứ 6, bác sĩ kiểm tra sự bất đồng nhóm máu, sự thay đổi bất thường trên cơ thể mẹ có khả năng ảnh hưởng đến thai nhi

Xét nghiệm:

  • Kiểm tra chỉ số BMI
  • Kiểm tra huyết áp
  • Khám thai: để tính tuổi thai và kiểm tra tim thai
  • Xét nghiệm nước tiểu
  • Siêu âm kiểm tra sự phát triển của thai nhi và kiểm tra lượng nước ối
  • Xét nghiệm máu nhằm tầm soát đái tháo đường thai kỳ
  • Xét nghiệm máu để xác định sự bất đồng nhóm máu giữa mẹ và thai nhi

7. Mốc khám thai 7: tuần 28 – tuần 32

Mục đích: Ở lần khám thai thứ 7, bác sĩ kiểm tra ngôi thai, sự phát triển của thai, và tiêm phòng cuống rốn

Xét nghiệm:

  • Xét nghiệm máu
  • Xét nghiệm nước tiểu
  • Siêu âm thai: nhằm xác định ngôi thai và hướng dẫn xoay ngôi thai, kiểm tra cổ tử cung 
  • Tiêm phòng uốn ván cuống rốn: Tiêm phòng 2 mũi, mỗi mũi cách nhau 1 tháng
  • Xét nghiệm Non – stress (NST): kiểm tra sức khỏe của thai nhi và kiểm tra thai có nhận đủ oxi hay không

Từ tuần thứ 30 trở đi:

  • Đếm cử động của thai nhi: bình thường 4 lần/giờ
  • Tái khám khi phát hiện các bất thường: đau bụng, ra máu âm đạo, thai máy yếu và các dấu hiệu bất thường khác

8. Mốc khám thai 8: tuần 32 – tuần 34

Mục đích: Ở lần khám thai thứ 8, bác sĩ kiểm tra ngôi thai, sự phát triển thai, tiêm phòng cuống rốn

Xét nghiệm:

  • Xét nghiệm máu
  • Xét nghiệm nước tiểu
  • Siêu âm thai: nhằm xác định ngôi thai và hướng dẫn xoay ngôi thai, kiểm tra cổ tử cung 
  • Tiêm phòng uốn ván cuống rốn: tiêm phòng liều 2 cách liều 1 là 1 tháng
  • Xét nghiệm Non – stress (NST): kiểm tra sức khỏe của thai nhi và kiểm tra thai có nhận đủ oxi hay không

Từ tuần thứ 30 trở đi:

  • Đếm cử động của thai nhi: bình thường 4 lần/giờ
  • Tái khám khi phát hiện các bất thường: đau bụng, ra máu âm đạo, thai máy yếu và các dấu hiệu bất thường khác

9. Mốc khám thai 9: tuần 34 – tuần 36

Mục đích:mốc khám thai thứ 9, bác sĩ kiểm tra ngôi thai, sự phát triển của thai

Bác sĩ thực hiện các đánh giá tương tự ở lần khám thai thứ 8 để theo dõi sự phát triển của thai và mẹ.

Từ tuần thứ 30 trở đi:

  • Đếm cử động của thai nhi: bình thường 4 lần/giờ
  • Tái khám khi phát hiện các bất thường: đau bụng, ra máu âm đạo, thai máy yếu và các dấu hiệu bất thường khác

10. Mốc khám thai 10: tuần 36 – tuần 39

Bước vào tuần 36 khi sắp bước vào giai đoạn chuyển dạ nên mẹ phải đi mỗi tuần 1 lần

  • Kiểm tra phát triển thai nhi như những tuần trước (cân nặng, huyết áp, siêu âm, xét nghiệm nước tiểu,..)
  • Xét nghiệm Non – stress
  • Thực hiện các xét nghiệm đánh giá khung xương chậu: xem xét nên sinh thường hay mổ
  • Nghe tư vấn cách nhận biết dấu hiệu sinh và chuẩn bị gì khi đi sinh

Từ tuần thứ 30 trở đi:

  • Đếm cử động của thai nhi: bình thường 4 lần/giờ
  • Tái khám khi phát hiện các bất thường: đau bụng, ra máu âm đạo, thai máy yếu và các dấu hiệu bất thường khác

Để bé ra đời khỏe mạnh các mẹ nên lưu lại các mốc khám thai trên để theo dõi và chăm sóc bé tốt nhất nhé!

LƯU Ý: các mốc khám thai trên chỉ mang tính chất tham khảo. Các mẹ cần tuân theo hướng dẫn và lịch khám riêng của bác sĩ cho từng trường hợp.

Hotline Chat Zalo Messenger Đặt lịch