Cần phải thăm khám gì trước sanh phụ thuộc vào thời điểm dự định có thai của bạn.
Lên kế hoạch thăm khám ngay khi bạn có ý định có em bé, hoặc càng sớm càng tốt khi bạn biết mình đang mang thai qua que thử thai tại nhà. Gặp bác sĩ sớm và đúng lịch có thể giúp bác sĩ của bạn theo dõi tốt sức khoẻ của mẹ và thai nhi.
Lần thăm khám đầu tiên trong quá trình mang thai thường được lên lịch khi bạn qua tuần lễ thứ 8 của thai kỳ. Thường bác sĩ sẽ không hẹn thăm khám trước 8 tuần trừ khi bạn có các vấn đề về bệnh lý nội khoa, hoặc các vấn đề trong thai kỳ lần trước, hoặc có các triệu chứng như ra huyết, đau dạ dày, nghén nặng.
Lần thăm khám đầu tiên thường kéo dài rất lâu và có thể là lần khám tốn nhiều thời gian nhất
Trong quá trình thăm khám, bác sĩ có thể thực hiện các bước sau:
- Trả lời các câu hỏi của bạn. Đây là lúc tốt nhất để hỏi bác sĩ tất cả các vấn đề mà bạn quan tâm. Bạn nên viết sẵn các câu hỏi ra giấy trước khi đến khám.
- Xét nghiệm nước tiểu để xác định thai kỳ và dấu hiệu nhiễm trùng tiểu nếu có.
- Kiểm tra huyết áp, cân nặng và chiều cao.
- Tính ngày dự sanh dựa trên kỳ kinh cuối và kết quả siêu âm.
- Thăm hỏi tình hình sức khoẻ của bạn, bao gồm những câu hỏi về các bệnh lý nội khoa, những lần phẫu thuật trước đây cũng như tình trạng những lần mang thai trước.
- Thăm hỏi về tiền sử gia đình và các bệnh lý di truyền trong gia đình nếu có.
- Thăm hỏi về cuộc sống của bạn, các vấn đề như: hút thuốc, uống rượu, sử dụng thuốc gây nghiện và chế độ luyện tập thể dục hàng ngày của bạn.
- Thăm hỏi về những căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày của bạn.
- Thực hiện vài xét nghiệm máu như: (1) xác định nhóm máu và yếu tố Rh (Rhesus). Yếu tố Rhesus là một protein được tìm thấy trên hồng cầu. Nếu mẹ mang Rh âm (không mang protein Rhesus) và ba mang Rh dương (có protein Rhesus), thì thai kỳ lần này cần phải chăm sóc đặc biệt hơn rất nhiều những thai kỳ khác. (2) thực hiện công thức máu- bao gồm hemoglobin, hematocrit (3) thực hiện các xét nghiệm xác định tình trạng Viêm gan siêu vi B, HIV, rubella, giang mai
- Thăm khám toàn diện, bao gồm thăm âm đạo, khám vùng chậu, xét nghiệm lậu cầu, chlamydia và xét nghiệm Pap tầm soát ung thư cổ tử cung.
- Thực hiện siêu âm, chỉ định này tuỳ thuộc vào tuổi thai.
- Bác sĩ có thể đề nghị một số xét nghiệm gen như: tầm soát hội chứng Down và các bất thường nhiễm sắc thể khác, các xét nghiệm riêng biệt khác phụ thuộc vào tiền căn gia đình và bản thân.
Nếu thai kỳ của bạn khoẻ mạnh, bác sĩ có thể lên lịch thăm khám cho bạn tương tự lịch dưới đây:
Trước 28 tuần: | mỗi tháng |
Từ 28-36 tuần: | mỗi 2 tuần |
36 tuần đến khi sanh: | mỗi tuần |
Quá trình thăm khám khi thai nhi lớn hơn rất khác nhau ở mỗi sản phụ. Trong hầu hết các lần thăm khám, bạn sẽ được bác sĩ kiểm tra các vấn đề sau:
- Kiểm tra huyết áp.
- Cân nặng.
- Đo bề cao tử cung qua thành bụng để kiểm tra sự phát triển của thai nhi một cách gián tiếp.
- Kiểm tra tim thai.
- Kiểm tra phù tay, chân.
- Sờ nắn bụng để kiểm tra tư thế thai nhi (giai đoạn sau của thai kỳ).
- Thực hiện các xét nghiệm như: xét nghiệm máu, siêu âm.
- Trả lời các thắc mắc cũng như các vấn đề bạn quan tâm. Bạn nên viết ra tất cả các câu hỏi và mang theo mỗi lần thăm khám, như vậy sẽ đảm bảo không bỏ sót các câu hỏi dành cho bác sĩ của bạn.
Vài lần thăm khám này sẽ có thể thực hiện một số xét nghiệm đặc biệt để tầm soát đái tháo đường trong thai kỳ (giữa tuần thứ 24-28) và các vấn đề sức khoẻ khác, phụ thuộc vào tuỏi của bạn và tiền căn gia đình.
- American Pregnancy Association. (2011, March). Your first prenatal visit.Retrieved April 12, 2012, from http://www.americanpregnancy.org/planningandpreparing/firstprenatal.htm [top]
- gov. (2010, September 27). Pregnancy: Prenatal care and tests.Retrieved May 22, 2012, from http://www.womenshealth.gov/pregnancy/you-are-pregnant/prenatal-care-tests.cfm [top]
- American College of Obstetricians and Gynecologists. (2011, August). Frequently asked questions. FAQ027. Pregnancy. The Rh factor: How it can affect your pregnancy.Retrieved May 21, 2012, from http://www.acog.org/~/media/For%20Patients/faq027.pdf?dmc=1&ts=20120612T2325317701 (PDF – 331 KB) [top]
- American College of Obstetricians and Gynecologists. (2011, August). Frequently asked questions. FAQ133. Pregnancy: Routine tests in pregnancy.Retrieved June 12, 2012, from http://www.acog.org/~/media/For%20Patients/faq133.pdf?dmc=1&ts=20120612T2343414674 (PDF – 218 KB) [top]
- Centers for Disease Control and Prevention. (2013 February 22). Updated recommendations for use of tetanus toxoid, reduced diphtheria toxoid, and acellular pertussis vaccine (TDAP) in pregnant women―Advisory Committee on Immunization Practices (ACIP), 2012. Retrieved September 20, 2013, from http://www.cdc.gov/mmwr/preview/mmwrhtml/mm6207a4.htm[top].