Tầm soát trước hôn nhân – vì sao cần làm?

Bạn đã từng nghe qua “Tầm soát trước hôn nhân” chưa? Đó không chỉ là một khái niệm trước khi kết hôn, mà là một việc quan trọng các bạn NÊN và PHẢI thực hiện để xây dựng nền tảng vững chắc cho một cuộc sống hạnh phúc dài lâu. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sâu hơn về “Tầm soát trước hôn nhân” qua nội dung dưới đây:

1.Tại sao phải đi khám trước hôn nhân?

  • Để có thể tự tin bước vào đời sống vợ chồng như: kiến thức, tâm lý
  • Chuẩn bị một lối sống tình dục an toàn  
  • Phát hiện các bệnh tật liên quan đến đường sinh sản 
  • Phát hiện và điều trị sớm các bệnh liên quan đến tình dục, mang thai, sinh đẻ về sau.
  • Cần hiểu rõ và tiêm vắc xin cũng như bổ sung khoáng chất, chế độ dinh dưỡng nếu muốn có con sớm.
  • Giúp phụ nữ kiểm soát sự mang thai, thời điểm có con và số lượng con cái một cách tốt nhất.

2. Những ai nên quan tâm?

Một người bắt đầu có khả năng sinh sản đến khi kết hôn, bao gồm cả trẻ vị thành niên khi đã bắt đầu có khả năng sinh sản, cho đến những người ai từ 30 – 40 tuổi mà chưa từng kết hôn.

3. Thời điểm thích hợp nhất để đi khám?

Chuyên gia y tế khuyến cáo tốt nhất nên đi khám sức khỏe tiền hôn nhân tối thiểu là 3 – 6 tháng trước khi kết hôn để có nhiều thời gian chuẩn bị hơn.

4.Khám trước hôn nhân là làm những gì?

4.1. Khám tổng quát

  • Kiểm tra sức khoẻ: Mạch huyết áp, cân nặng, chiều cao, thị lực, các xét nghiệm máu, nước tiểu, siêu âm bụng… 
  • Một số xét nghiệm có thể được chỉ định thường là: Kiểm tra đường huyết, công thức máu, tổng phân tích nước tiểu, X-quang ngực phẳng, điện tâm đồ, kiểm tra chức năng gan, thận,…
  • Khám bệnh lây nhiễm qua đường tình dục: lậu, giang mai, hạ cam mềm, viêm gan siêu vi B, HIV, sùi mào gà, nấm…
  • Xem xét tiền sử bệnh của cả vợ và chồng: đã mắc các bệnh nào trước đây, đã có những phẫu thuật nào, tim mạch, mắc bệnh truyền nhiễm, môi trường làm việc có tiếp xúc chất độc hại, các tai nạn, thương tích…
  • Bệnh sử gia đình, bệnh về rối loạn tâm thần: người thân trong gia đình mắc những bệnh gì? Cao huyết áp, tim mạch…
  • Bệnh truyền nhiễm: Bệnh sởi, thủy đậu, rubella, sốt xuất huyết, bệnh cúm, viêm não, bệnh lao, dịch tả, tiêu chảy…

4.2. Khám sức khỏe sinh sản

Cho nữ giới:

  • Khám phụ khoa
  • Xét nghiệm công thức máu, nhóm máu, sinh hoá
  • Xét nghiệm các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục
  • Xét nghiệm nội tiết
  • Xét nghiệm sàng lọc virus: HIV, Rubella, giang mai, viêm gan B,…
  • Sàng lọc một số di truyền nhiễm sắc thể.

Cho nam giới:

  • Làm các xét nghiệm cơ bản: Xét nghiệm huyết học, xét nghiệm đông máu cơ bản, xét nghiệm sinh hóa máu và xét nghiệm nước tiểu;

  • Xét nghiệm tinh dịch đồ

  • Xét nghiệm các bệnh lây truyền qua đường tình dục
  • Xét nghiệm nội tiết
  • Sàng lọc một số bất thường nhiễm sắc thể.

Cho cả nam và nữ:

  • Kiểm tra và phát hiện những bệnh lý di truyền của bản thân.
  • Sàng lọc di truyền: Sàng lọc người lành mang gen bệnh giúp dự phòng các bệnh lý, dị tật bẩm sinh cho đứa con tương lai.

5. Nên chuẩn bị gì trước khi tầm soát trước hôn nhân?

  • Giấy tờ khám sức khỏe: Giấy tiêm chủng, giấy khám sức khỏe gần nhất.
  • Lịch sử mang thai: Đối với những phụ nữ đã từng sinh sản trước đây.
  • Ghi nhớ tiền sử bệnh lý của bản thân và gia đình để trả lời các câu hỏi của bác sĩ như: Loại vắc-xin từng tiêm, mắc bệnh gì, đã phẫu thuật chưa, bị dị ứng với thành phần gì, lối sống như thế nào, chu kỳ kinh nguyệt, có bệnh di truyền nào,….
  • Chuẩn bị trước những câu hỏi để hỏi ý kiến bác sĩ khi đi khám, xét nghiệm trước khi mang thai.
  • Tìm hiểu kỹ về những xét nghiệm phải làm để chuẩn bị chu đáo như: Nhịn ăn, nhịn tiểu,…

6. Lưu ý khi đi khám trước hôn nhân

  • Cần cung cấp đầy đủ thông cho bác sĩ về tình trạng sức khỏe, lịch chủng ngừa.
  • Không nên thăm khám trong chu kỳ kinh nguyệt. Nên kiểm tra trước hoặc sau ngày có kinh ít nhất 7 ngày. 
  • Không quan hệ tình dục trước 24 giờ kiểm tra sức khỏe.
  • Khi đi khám nên ưu tiên quần áo rộng rãi, thoáng mát.
  • Người đang điều trị Tiểu đường không nên dùng thuốc hoặc tiêm Insulin vào sáng ngày lấy máu để tránh ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm. 
  • Nên nhịn ăn ít nhất 8 giờ trước khi xét nghiệm máu. Chỉ uống nước lọc và tránh tuyệt đối các loại nước có ga, sữa, rượu, trà, nước hoa quả, cà phê…

Hãy lưu lại nội dung này nếu bạn cũng đang và sắp bước vào đời sống hôn nhân để chuẩn bị cho một hành trang chỉnh chu, an toàn và khoẻ mạnh bạn nhé!

Hotline Chat Zalo Messenger Đặt lịch