Trước khi bắt đầu thiên chức làm cha mẹ, một trong những bước quan trọng nhất là việc khám tổng quát trước khi mang thai. Làm cha mẹ không chỉ cần chuẩn bị về mặt vật chất mà còn phải đầu tư cho sức khỏe của cả gia đình. Trước tiên, bạn nên tìm hiểu khám tổng quát là làm những gì và nên chú ý gì trước khi đi khám.
1. Khám tổng quát trước mang thai cho người nam
- Khám tổng quát – lâm sàng: Bác sĩ yêu cầu biết về tiền sử sức khỏe của bản thân và gia đình. #sau đó, thực hiện đo mạch, huyết áp, nghe tim phổi, kiểm tra chỉ số khối cơ thể (BMI) và khám tổng quát cơ quan sinh dục.
- Chụp X-quang tim phổi.
- Siêu âm bẹn bìu.
- Làm các xét nghiệm cơ bản: Xét nghiệm huyết học, xét nghiệm đông máu cơ bản, xét nghiệm sinh hóa máu và xét nghiệm nước tiểu.
- Xét nghiệm nội tiết.
- Xét nghiệm tinh dịch đồ.
- Xét nghiệm các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
- Sàng lọc một số bất thường nhiễm sắc thể.
2. Khám tổng quát trước mang thai cho người nữ
- Khám tổng quát – lâm sàng: Bác sĩ yêu cầu biết về tiền sử sức khỏe của bản thân và gia đình. Sau đó, thực hiện đo mạch, huyết áp, nghe tim phổi, kiểm tra chỉ số khối cơ thể (BMI) và khám tổng quát cơ quan sinh dục.
- Khám và siêu âm vú.
- Khám phụ khoa: Khám và phát hiện các yếu tố nguy cơ có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của thai phụ và thai nhi trong quá trình mang thai như polyp cổ tử cung, #viêm nhiễm đường sinh dục, u xơ tử cung,….
- Chụp X-quang tim phổi.
- Siêu âm ổ bụng: Đánh giá về hình thái học và phát hiện bất thường của các tạng trong ổ bụng như gan, lách, tụy, thận, tử cung, buồng trứng,….
- Khám nha khoa: Đánh giá nguy cơ mắc các bệnh răng miệng vì nếu khi mang thai bị bệnh răng miệng có thể dẫn đến nguy cơ sinh non.
- Điện tâm đồ: Phát hiện các bệnh lý tiềm tàng có khả năng gây ảnh hưởng tới sức khỏe của thai phụ và thai nhi như rối loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim,….
- Làm các xét nghiệm cơ bản: Xét nghiệm huyết học, xét nghiệm đông máu cơ bản, xét nghiệm sinh hóa máu và xét nghiệm nước tiểu. Xét nghiệm công thức máu để kiểm tra nhóm máu, kiểm tra xem có mắc bệnh thiếu máu, bất thường tế bào máu,… hay không. + Xét nghiệm sinh hóa máu để chẩn đoán xác định xem có mắc bệnh tiểu đường hoặc có vấn đề về chức năng gan, thận không. Xét nghiệm nước tiểu để phát hiện nhiễm trùng đường tiểu hoặc các vấn đề khác,….
- Xét nghiệm nội tiết giúp phát hiện sớm các bất thường của tuyến giáp (tuyến giáp đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển hệ thần kinh trung ương của thai nhi).
- Xét nghiệm các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
- Xét nghiệm các bệnh truyền nhiễm có thể gây ảnh hưởng tới thai kỳ.
- Xét nghiệm sàng lọc virus: HIV, Rubella, giang mai, #viêm gan B,….
- Sàng lọc một số di truyền nhiễm sắc thể.
3. Chi phí khám tổng quát là bao nhiêu?
Về chi phí khám tổng quát trước khi mang thai sẽ không có con số cụ thể vì với mỗi cơ sở y tế sẽ có chi phí khám khác nhau cũng như những xét nghiệm đối với mỗi cá nhân là khác nhau, nên các cặp vợ chồng khi đến thăm khám sẽ được chỉ định nên khám và xét nghiệm những gì thì sẽ có mức chi phí khác nhau.
Lời khuyên trước khi đến thăm khám các bạn nên tìm hiểu và gọi tư vấn để tham khảo trước chi phí và chuẩn bị tốt hơn nhé.
4. Thông tin và giấy tờ cần chuẩn bị trước
Các cặp vợ chồng nên chủ động đến cơ sở y tế uy tín thăm khám tốt nhất là 3 – 6 tháng trước khi mang thai. Nên lưu ý các vấn đề sau:
- Giấy tờ khám sức khỏe: Giấy tiêm chủng, giấy khám sức khỏe gần nhất để bác sĩ chẩn đoán nhanh và chính xác hơn;
- Lịch sử mang thai: Đối với những phụ nữ đã từng sinh sản trước đây;
- Ghi nhớ tiền sử bệnh lý của bản thân và gia đình để trả lời các câu hỏi của bác sĩ như: loại vắc-xin từng tiêm, mắc bệnh gì, đã phẫu thuật chưa, bị dị ứng với thành phần gì, lối sống như thế nào, chu kỳ kinh nguyệt, có bệnh di truyền nào,…
- Chuẩn bị trước những câu hỏi để hỏi ý kiến bác sĩ khi đi khám, xét nghiệm trước khi mang thai;
- Tìm hiểu kỹ về những xét nghiệm phải làm để chuẩn bị chu đáo như: Nhịn ăn, nhịn tiểu, thời điểm thăm khám trong chu kỳ kinh nguyệt, việc kiêng quan hệ tình dục, loại trang phục nên mặc, việc ngừng sử dụng các loại thuốc đang dùng,…
Khám sàng lọc và xét nghiệm trước khi mang thai đóng vai trò quan trọng trong việc hiểu rõ tình trạng sức khỏe của bản thân và chuẩn bị tốt nhất cho bé trước khi ra đời. Chúng ta hãy bắt đầu hành trình này với sự chuẩn bị cẩn thận và sự quan tâm đặc biệt đến sức khỏe của mẹ và bé yêu!